Hàng trăm hoạt động đặc sắc trong Festival Huế 2018 “1 điểm đến, 5 di sản”
Cập nhật ngày: 22/08/2018 04:15:13
Festival Huế lần thứ 10, sự kiện văn hoá - nghệ thuật sẽ diễn ra từ 27/4 đến 2/5/2018 tại tỉnh Thừa thiên Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản”.
Theo thông tin từ phía BTC, sự kiện sẽ có mặt hơn 20 đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ các quốc gia như: Hàn Quốc, Israel, Mông Cổ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ, Anh, Đan Mạch, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovakia, Brazil, Colombia, Mexico, Peru, Chilê, Australia, Ma rốc…
 
Nhiều chương trình nghệ thuật, lễ hội có chất lượng tốt, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng sẽ diễn ra trong 6 ngày đêm: Chương trình nghệ thuật Khai mạc, lúc 20h00 ngày 27/4/2018; Chương trình biểu diễn hàng đêm của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế; Chương trình “Văn hiến Kinh kỳ”, lúc 19h30 các ngày 28/4 và 30/4/2018; Liên hoan “Hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc” từ 26/4 đến 28/4/2018.
 
 
Chương trình Lễ hội Áo dài lấy ý tưởng từ nghệ thuật Huế và tà áo dài với lụa Việt Nam lúc 20h00 ngày 29/4/2018; Chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, lúc 20h00 ngày 28/4/2018; Chương trình nghệ thuật “Tỏa sáng niềm tin” của Phật giáo TTH, lúc 20h00 ngày 01/5/2018; Chương trình nghệ thuật đường phố “Sắc màu văn hoá”, từ 16h00 vào các ngày từ 28/4 đến 02/5/2018; Chương trình “Những tình khúc Huế”, lúc 19h30 ngày 29/4/2018; Chương trình nghệ thuật Bế mạc, lúc 20h00 ngày 02/5/2018.
 
 
Bên cạnh đó, còn có các chương trình hưởng ứng Festival, các hoạt động văn hóa cộng đồng: Liên hoan Ẩm thực Quốc tế; Hội chợ “Thương mại Quốc tế Festival Huế 2018”; Lễ hội “Hương Xưa làng Cổ” (tại làng cổ Phước Tích); Lễ hội “Chợ quê ngày hội” (tại Cầu Ngói Thanh Toàn); Lễ hội “Sóng nước Tam Giang”; Festival Thơ Huế; Liên hoan “Sắc màu tuổi thơ”; Lễ hội Bia; Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Hương; Lễ hội Diều Huế; hoạt động Thư pháp; thi đấu “cờ người”, chương trình diễn nghệ thuật của các nhóm nhạc và các câu lạc bộ tại các tuyến phố đi bộ…
 
Hàng loạt trưng bày, triển lãm với nhiều chủ đề khác nhau bao gồm: triển lãm “Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế qua nghệ thuật Trúc chỉ”; triển lãm “Thái y viện triều Nguyễn qua châu bản”; trưng bày chuyên đề “Ẩm thực Cung đình Huế qua cổ vật”; triển lãm “Hương sắc gốm Bát Tràng”; triển lãm Mỹ thuật Huế - Sài Gòn - Hà Nội; Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”; trưng bày “Phong lan và Cây cảnh ba miền”…
 
Qua 9 kỳ tổ chức, Festival Huế đã trở thành điểm hẹn mỗi hai năm một lần cho các đoàn nghệ thuật của gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục. Sự có mặt của đông đảo các quốc gia và các đoàn nghệ thuật có đẳng cấp đã nâng tầm vị thế của Festival Huế.
 

Theo nhận định của BTC, Festival Huế ngoài các chương trình biểu diễn nghệ thuật ở hàng chục sân khấu trong thành phố và các huyện - thị xã trong tỉnh, càng về sau, các chương trình hoạt động văn hóa cộng đồng, các triển lãm do BTC hoặc các tổ chức xã hội, các hội văn học nghệ thuật, kể cả cá nhân nghệ sĩ tự tổ chức ngày càng nhiều. Đến mức có người đã nói, Festival Huế là một tổ hợp lễ hội chuyên đề trong một lễ hội lớn. Người dân Huế, dần dần không còn đứng xem nữa mà đã hòa mình thật sự vào lễ hội. 

Dân trí
Các tin khác:
Trang chủBộ tranh "Nhị thập tứ hiếu" ở lăng Kiên Thái Vương
Liên kết Website
Bản quyền Website thuộc về Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Địa chỉ: 03 Lê Trực, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Điện thoại: +84.234.3 524 429 - Fax: +84.234.3 522 879
Email: info@baotangcungdinh.vn
Xin ghi rõ nguồn “Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế” khi sử dụng thông tin từ Website này.