Bộ tranh Nhị thập tứ hiếu
Cập nhật ngày: 07/11/2023 03:27:44

Nhị thập tứ hiếu (24 chuyện hiếu hạnh) là tác phẩm văn học thuộc đời nhà Nguyên (1271-1368), Trung Quốc, của soạn giả Quách Cự Nghiệp (1277-1367), kể về những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ. Khi lưu truyền vào Việt Nam, nửa đầu thế kỷ XIX, Nhị thập tứ hiếu được Lý Văn Phức (1785-1849), tự là Lân Chi - tác gia Hán Nôm tiêu biểu và là một danh thần triều Nguyễn, đã diễn ra quốc âm theo thể thơ song thất lục bát, để dễ truyền bá trong dân gian về những tấm gương hiếu nghĩa với cha mẹ.

Từ ý nghĩa giáo dục của những câu chuyện hiếu hạnh trong Nhị thập tứ hiếu, năm 1885, khi xây lăng phụ thân - Kiên Thái Vương, vua Đồng Khánh đã cho khảm sành sứ, đắp nổi 24 bức tranh mô tả 24 điển tích trong Nhị thập tứ hiếu lên các ô hộc lớn của 02 bi đình lăng với ước vọng truyền bá đời sau về ý nghĩa của chữ HIẾU trong đạo làm con đối với cha mẹ, đồng thời hướng con người đến các giá trị chân - thiện - mỹ trong cuộc sống.

 

 

Tham khảo: http://phapmontinhdo.vn/nhi-thap-tu-hieu-613521

Các tin khác:
Trang chủBộ tranh "Nhị thập tứ hiếu" ở lăng Kiên Thái Vương
Liên kết Website
Bản quyền Website thuộc về Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Địa chỉ: 03 Lê Trực, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Điện thoại: +84.234.3 524 429 - Fax: +84.234.3 522 879
Email: info@baotangcungdinh.vn
Xin ghi rõ nguồn “Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế” khi sử dụng thông tin từ Website này.