Ngày Quốc tế Bảo tàng 18-5.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng (18.5.2021), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế xin giới thiệu nhóm hiện vật đồ dùng gia dụng và nhạc khí thuộc bộ sưu tập đồ đồng mỹ nghệ do Hội đô thành hiếu cổ sưu tầm khoảng từ năm 1913 đến 1922, như một lời tri ân đến các thành viên của Hội đô thành hiếu cổ - những người đã đóng góp rất nhiều công sức và tâm huyết cho sự ra đời của Bảo tàng Khải Định, tiền thân của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế ngày nay.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, nghề đúc đồng và sử dụng đồ dùng bằng đồng đóng một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của người Việt. Sưu tập đồ đồng thời Nguyễn hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là những minh chứng cho vai trò của đồ đồng trong một giai đoạn lịch sử của thời kỳ quân chủ với nhiều loại hình khá phong phú, đa dạng: đồ gia dụng (mâm, chậu, ấm nước, bếp lò, bàn là, đồ ăn trầu…); đồ dùng trong hoạt động kinh tế-chính trị (ấn, thẻ bài, sách đồng, tiền xu, dụng cụ đo lường…); đồ trang trí (các con thú, bình hoa…); đồ nhạc khí (chuông, khánh, chiêng…), đồ tự khí (chân đèn, lư, bình hoa, con vật linh (con nghê); các loại vũ khí (súng thần công, gươm, giáo)…
Hầu hết các sản phẩm bằng đồng dùng trong triều đình thời bấy giờ đều do Chú Tượng Ty (công xưởng đúc đồng của triều đình) và các phường hội thủ công dân gian nổi tiếng thời ấy đảm nhiệm. Nhiều sản phẩm đúc đồng thời Nguyễn đã được công nhận là bảo vật quốc gia như: Cửu đỉnh, Cửu vị thần công,…
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng (18.5.2021), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế xin trân trọng giới thiệu một số đại diện trong sưu tập đồ đồng tại Bảo tàng sưu tầm vào đầu thế kỷ XX, để độc giả thưởng lãm.
|
|
Bản vẽ minh họa các hiện vật đồng trích trong cuốn Le Musée Khai Dinh, phụ san của tạp chí Những Người bạn cố đô Huế (BAVH), xuất bản năm 1929. |
Bản vẽ minh họa các hiện vật đồng trích trong cuốn Le Musée Khai Dinh, phụ san của tạp chí Những Người bạn cố đô Huế (BAVH), xuất bản năm 1929. |
Kỳ 1 - Một số hiện vật đồng được Hội đô thành hiếu cổ sưu tầm đầu thế kỷ XX.
Hội đô thành hiếu cổ (Assosion des Amis du Vieux Hué - AAVH) thành lập ngày 16.11.1913 tại Huế với phương châm hoạt động: “Sưu tầm bảo tồn và truyền đạt những dấu tích xưa về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật và văn học châu Âu cũng như bản xứ, liên quan đến Huế và phụ cận”. Hội đã được triều đình Duy Tân (1907-1916) đã cho phép sử dụng Tân Thơ Viện (điện Long An) làm trụ sở để hội họp. Bên cạnh đó, từ năm 1914, hội đã cho xuất bản tập san Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH)), một tập san nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Huế uy tín và đặc biệt có giá trị.
Với sự nỗ lực rất lớn của Hội đô thành hiếu cổ, từ năm 1913-1922, một lượng lớn cổ vật và các hiện vật có giá trị đã được hội sưu tầm về Tân Thơ Viện. Đây chính là cơ sở để ra đời Ủy ban bảo tàng (25.4.1923) và là tiền đề để Bảo tàng Khải Định (Musée Khải Định) được thành lập vào ngày 24.8.1923.
Các loại chuông đồng do Hội đô thành hiếu cổ sưu tầm vào đầu thế kỷ XX.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng (18.5.2021), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế xin giới thiệu nhóm hiện vật đồ dùng gia dụng và nhạc khí thuộc bộ sưu tập đồ đồng mỹ nghệ do Hội đô thành hiếu cổ sưu tầm khoảng từ năm 1913 đến 1922, như một lời tri ân đến các thành viên của Hội đô thành hiếu cổ - những người đã đóng góp rất nhiều công sức và tâm huyết cho sự ra đời của Bảo tàng Khải Định, tiền thân của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế ngày nay.
Bảo tàng CVCĐ Huế hiện đang lưu giữ bộ sưu tập hỏa lò bằng đồng thời Nguyễn khá độc đáo với các kích cỡ khác nhau, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo. Thông qua những chiếc hỏa lò thời Nguyễn chúng ta có thể thấy được một mắt xích trong quá trình trưởng thành của vua bếp trong lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử dân tộc ta nói riêng. Một số hỏa lò bằng đồng do Hội đô thành hiếu cổ sưu tầm vào đầu thế kỷ XX.