Pháp lam thời Nguyễn
Cập nhật ngày: 15/02/2019 10:26:51
Pháp lam (hay còn gọi Pháp lang) là tên gọi của sản phẩm có cốt bằng đồng (hoặc hợp kim đồng), trên bề mặt được tráng men nhiều màu rồi nung. Pháp lam có nguồn gốc từ châu Âu, sau đó du nhập vào Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam...
Năm 1827, hoàng đế Minh Mạng cho đặt Tượng cục pháp lam chuyên sản xuất đồ sinh hoạt và tế tự với số lượng lớn, hoặc trang trí ở nội thất, ngoại thất các công trình kiến trúc ở Kinh đô Huế. Pháp lam Huế thuộc loại Họa pháp lam (kỹ thuật dùng một lớp men lót tráng lên cốt kim loại và dùng men nhiều màu để vẽ các họa tiết trang trí rồi nung thành sản phẩm). Nghệ thuật pháp lam phát triển dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và sau đó thất truyền. Ngày nay, pháp lam Huế đã được phục hồi và sử dụng trong trang trí kiến trúc, vật dụng sinh hoạt, đồ lưu niệm.
Pháp lam trang trí trên nghi môn, Hoàng thành Huế.
Pháp lam trang trí trên nóc điện Nghưng Hy, lăng hoàng đế Đồng Khánh.
Các tin khác: